Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013


Thuật ngữ logistics đã có từ khà lâu trong lịch sử. Lần đầu tiên logistics được phát minh và ứng dụng không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng các vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiếm. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của hộ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics ngày càng được nghiên cứu và áp dụng sâu vào lĩnh vực kinh doanh được đưa ra bởi các tổ chức, các nhân nghiên cứu về lĩnh vực này.
    Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ thì " Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn ho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu khác hàng".
    Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chung chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế .
    Theo ông Nguyễn Hùng, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty kho vận tải miền Nam( Sotrans): Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiếm soát một cách hiệu quả những luồng lưu thông và khối lượng tồn kho của hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan đến chúng.
    Theo quan điểm " 5 đúng" thì: " Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, và đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khác hàng tiêu dùng sản phẩm". Còn theo giao sư David Simchi - Levi thì hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vự".
    Theo luật Thương mại Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics có đưa ra khái niệm: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại. Theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kĩ mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.




    Qua sơ đồ trên có thể thấy dịch vụ logistics là chuỗi các dịch vụ xuyên suốt từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phầm của các doanh nghiệp.
    Qua các quan niệm ở trên có thể chia khái niệm dịch vụ logistics thành hải nhóm như sau:
    Thứ nhất, nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật thương mại 2005, coi logistics gần tương tự với giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên trong đó có tình mờ, thể hiện trong đoạn " hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa". Theo nhóm này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải ( vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải đường bộ), cung cấp dịch vụ logistics không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
    Thứ hai, nhóm định nghĩa dịch vụ logistics theo phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gần liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này về dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý... với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tya người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vũng vàng để cung cấp dịch vụ" trọn gói" cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hang tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập kênh phân phối, các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

1 nhận xét :

Phân trang

Read more: PHÂN TRANG CHO BLOG | dunghennessy Under Creative Commons License: Attribution Share Alike