Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013



   Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và chất. Theo thống kê của Cục Đăng Kiểm Việt Nam, đầu năm 1998, đội tàu biển nước ta đạt hơn một triệu tấn trọng tải, tăng 1,5 lần so với năm 1995.

                                                            Năm 1995                               Năm 1998
Tổng số                                                  324 tàu                                   796 tàu
Tổng trọng tải                          795.772 DWT              1.220.750 DWT
Tuổi bình quân                                      19,5 tuổi                                  14,04 tuổi                  ( Nguồn : Thống kê của Của Đăng kiểm Việt Nam năm 1998)

   Cùng với sự tăng lên về số lượng, các con tàu mới ngày càng được hoàn thiện hơn với những trang thiết bị hiện đại, năng lực chuyên chở lớn và công dụng phù hợp với sự thay đổi trong ngành vận tải trên thế giới.

   Quá trình hiện đại hoá đội tàu biển quốc gia còn được đánh bằng sự xuất hiện của những tàu container hiện đại, có khả năng chạy cận viễn dương. Những tàu contanier không chỉ đa dạng hoá phương thức vận chuyển hàng hoá mà thực tế đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước,đánh dấu  sự xuất hiện diện của đội tàu container Việt Nam trên thị trường vận chuyển container quốc tế.

   Về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, những năm qua ngành hàng hải đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Trong đó ngành đã chú trọng sắp xếp lại các công ty cận tải biển. Thành quả nổi bật của công tác này là sự ra đời của Tổng công ty hàng hải Việt Nam ( VINALINES), một trong mười tổng công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất của nước ta hiện nay.

  VINALINES có trụ sở chính tại phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Tại thời điểm mới thành lập, Tổng công ty được giao số vốn ban đầu là 1.402.577 tỷ VNĐ, có tổng trọng tải tàu 393.401 DWT, 34 tàu có tổng chiều dài 4.985 m với 6.600 m2 mặt, 52 kho hàng với tổng diện tích 127.504 m2, 691.901 bãi. Tổng công ty có 18.450 lao động với 0,17% trình độ trên đại học; 43% trình độ đại học và cao đẳng; 7,83% trình độ trung học; 49% công nhân kỹ thuật.
  Hiện tại, công ty có 24 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 1 thành viên hạch toán phụ thuộc và 8 doanh nghiệp liên doanh. Hầu hết thành viên của VINALINES là những doanh nghiệp hàng hải hàng đầu ở Việt Nam với kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Các doanh nghiệp thành viên và doanh nghiệp có vốn góp của VINALINES hoạt động trên tất cả các loại hình kinh doanh hàng hải như doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp khai thác cảng, doanh nghiệp dịch vụ hàng hải.

   Xét riêng về lĩnh vực vận tải biển, VINALINES hiện có 7 doanh nghiệp đó là:
1 : Công ty vận tải biển Việt Nam ( VOSCO).
2: Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam ( VITRANSCHART).
3: Công ty vận tải biển III ( VINASHIP).
4: Xí nghiệp liên hiệp vận tải biển và sông ( VISERTRANS).
5: Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON).
6: Công ty vận tải biển và cung cấp xăng dầu hàng hải ( MAPETRANSCO).
7: Công ty vận tải thủy bắc ( NORTHWAT).
   Ngoài ra,Tổng công ty còn có các doạnh nghiệp có vốn góp của VINALINES là thành viên:
1: Công ty liên doanh vận tải Việt Pháp ( GEMRTRANS).
2: Công ty liên doanh vận tải và khai thác container ASIA co.Ltd ( VINABRIDGE).
3: Công ty liên doanh quốc tế Việt Nhật.
4: Công ty liên doanh vận tải iển Vinamar.
5: Công ty liên doanh vận tải biển Viễn Hải ( SACFES).
6: Phili orient Lines Vietnam Ltd.
7: Công ty vận tải hàng công nghiệp cao ( TRANSVINA).
( Nguồn : Tài liệu của VINALINES).
Đội tàu biển quốc gia Việt Nam còn có sự góp mặt của những đội tàu của những nhà doanh nghiệp vận tải ngoài VINALINES như:
 APM Shipping
 Saigon Ship
 Công ty vận tải xăng dầu (VITACO).
 Công ty vận tải biển và thương mại Đà Nẵng.
 Công ty vận tải biển Phú Yên.
 Công ty vận tải biển Quãng Trị.
và một số các doanh nghiệp vận tải địa phương khác.
   Ngoài hãng tàu liên doanh APM Saigon Shipping và VITACO của tổng công ty xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải địa phương chủ yếu vận chuyển hàng hoá nguyên vật liệu địa phương như xí nghiệp xi măng, giấy, đá khối, nhựa đường, dầu cọ… Mặc dù sản lượng của các doanh nghiệp địa phương còn nhỉ, các doanh nghiệp này đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Categories:

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Phân trang

Read more: PHÂN TRANG CHO BLOG | dunghennessy Under Creative Commons License: Attribution Share Alike