Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Ở Việt Nam hiện nay có không ít các công ty, xí nghiệp đang hoạt động logistics, đây là một con số không nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đầy là các doanh nghiệp chưa kinh doanh logistics theo đúng nghĩa mà chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ mà thôi. Các doanh nghiệp trên danh nghĩa là kinh doanh logistics nhưng chỉ tham gia và một phần của chuỗi dịch vụ như là doanh nghiệp chỉ đảm nhiệm làm thủ tục thanh toàn, làm thủ tục hải quan, hoặc doanh nghiệp chỉ cho thuê phương tiện, kho bãi.




 Trong khi đó, hoạt động của logistics trong vận tải và giao nhận phải là một quá trình kết hợp 1 cách hoàn hảo và đồng thời giữa việc thiết kế các tuyến đường, quản trị quá trình vận chuyển và dự trữ, cùng với quá trình phân phối trên cơ sở kết hợp luồng thông tin đầu vào để quản lý, xử lý 1 các nhanh chóng và điều chỉnh kịp thời để quá trình lưu chuyển tài nguyên, hàng hóa từ nhà cung cấp đến cơ sở sản xuất của doanh nghiệp và đến tay khách cuối cùng đúng thời hạn với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.
Nếu xét trên tiêu chí “ logistics là việc điều chỉnh một tập hợp các hoạt động của nhiều ngành nghề, công đoạn trong một quá trình hoàn chỉnh và doanh nghiệp nào được ủy thác toàn bộ các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối… mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics” thì hiện nay ở Việt Nam chưa có một doanh nghiệp nào đủ sức để tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logictics.



Hoạt động vận tải và giao nhận thông thường với danh nghĩa là công ty logistics, các công ty cũng chỉ mới đáp ứng được ¼ nhu cầu vận tải và giao nhận của thị trường, con ¾ còn lại dành phẩn nhường cho phía các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dành được 1 phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ của thị trường dịch vụ Logistics.
Theo tính toán mới nhất của cục hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì các doanh nghiệp hay các công ty vận tải biển chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một sự thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có 90% hàng hóa XNK được vận chuyển bằng đường biển.
Năm 2006 lượng hàng hóa qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng là 19,4%. Đây thực sự là một thị trường mơ ước của các tập đoàn nước ngoài. Sắp tới, theo tiến trình hộp nhập, chúng ta buộc phải mở của hoàn toàn, nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời thì nguy cơ bị thâu tóm là không thể tránh khỏi.

1 nhận xét :

Phân trang

Read more: PHÂN TRANG CHO BLOG | dunghennessy Under Creative Commons License: Attribution Share Alike