Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

I/. Điều kiện của người lái xe mô tô hai bánh tham gia giao thông

-Người lái xe mô tô hai bánh tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe A1, A2 phù hợp với loại xe được phép điều khiển do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;

-Người lái xe phải đảm bảo độ tuổi và sức khỏe theo quy định.

II/. Điều kiện của xe mô tô hai bánh tham gia giao thông

2.1. Xe mô tô hai bánh đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

-Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

-Có đủ hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

-Có đủ đèn chiếu gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

-Có bánh lốp đúng kích cỡ và dung tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

-Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

-Có còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn;

-Có đủ bộ phậm giảm thanh, giảm khói;

-Các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

2.2. Xe mô tô hai bánh phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

III/ Xe máy của bạn:

Lợi ích xe gắn máy mang lại là sự linh động, kinh tế, thoải mái và nhiều hơn thế nữa. Đó là những ưu điểm đem tới cho chúng ta nhằm cải thiện đời sống .

Ngược lại, người lái xe máy cũng có thể gặp những rủi ro như tai nạn giao thông. Do đó, bạn hãy tự bảo vệ mình để tránh được những rủi ro khi lái xe. Hãy tận dụng tốt những ưu thế của xe gắn máy để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hãy chọn xe mô tô phù hợp với thể lực của chính mình đảm bảo các tiêu chí sau: Bạn có thể nâng xe lên khi dựng chân chống đứng không? Các ngón chân có chạm đất khi ngồi trên yên xe không? Có đủ sức để dắt xe, quay đầu xe…?

IV/ Tư thế khi ngồi lái xe:



Lái xe trên 1 quãng đường dài sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Vì thế, tư thế ngồi lái xe đúng đắn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, an toàn hơn khi tham gia giao thông. Để có được điều đó các bạn nên chú ý 7 điểm sau:

            1.  Vai: Để vai buông lỏng tự nhiên.

            2.  Lưng: Lưng nên giữ thẳng, hơi nghiêng người về phía trước, góc nghiêng rất nhỏ.          

            3. Vị trí ngồi: Vị trí ngồi rất quan trọng, ngồi đúng tư thế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái  tránh được mệt mỏi khi điều khiển xe.

            4. Chân: Chân luôn đặt ở vị trí tự nhiên.          

            * Với xe ga: Chân đặt trên sàn xe, mũi chân luôn hướng về phía trước sát với yếm xe. Tại vị trí này, khi các bạn phanh xe bàn chân sẽ chịu lực quán tính, giúp cơ thể bạn giữ thăng bằng, tránh được sự va chạm giữa phần ngực và mặt đồng hồ xe.   

            * Với xe số: Chân bạn luôn đặt trên vị trí bàn để chân (bên trái ở giữa cần số, bên phải gần cần phanh xe).

            5. Mắt: Luôn nhìn thẳng hướng về phía trước, giữ tầm nhìn của bạn càng rộng càng tốt để có thể nhanh chóng phát hiện ra mọi nguy hiểm.

           6. Cánh tay: Bàn tay nắm tay lái tự nhiên, 5 ngón tay nắm chặt tay lái, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, khuỷ tay tạo một góc mở tự nhiên khoảng 120 độ.

            7. Đầu gối: Luôn khép và để song song với sàn xe. Nếu khoảng cách giữa 2 gối lớn sẽ khiến bạn mất thăng bằng.

Với tư thế ngồi lái xe đúng như 7 điểm trên, xe và cơ thể bạn sẽ thành một thể thống nhất, giúp chúng ta điều khiển xe tránh khỏi sự mệt mỏi, thoải mái khi điều khiển xe trong 1 thời gian dài.

V/ Trang phục lái xe:

            Trang phục khi lái xe cũng rất quan trọng. Vậy bạn phải mang trang phục thế nào khi điều khiển xe:

            - Áo dài tay. Khi trời mưa nên mặc áo mưa có tay;

            - Quần dài không quá chật;

            - Chân mang giầy( tốt nhất là giày đế bằng), không đi dép l;

            - Mang găng tay.;

            - Đầu đội mũ bảo hiểm.

Vì sao khi lái xe bạn phải mặc trang phục như trên? Nếu bạn mặc áo, quần ngắn, không mang găng tay khi lái xe; cơ thể bạn sẽ mệt mỏi nhanh chóng khi đi trên một quãng đường dài. Khi điều khiển xe, da bạn sẽ tiếp xúc với gió, gió sẽ lấy đi năng lượng làm tiêu hao nhiệt lượng cơ thể bạn. Chân mang giày phòng tránh khi bạn không may ngã xe, chân bạn sẽ được bảo vệ. Não bộ là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, vì thế bạn hãy luôn đội mũ bảo hiểm khi lái xe!

VI/ Xuất phát - Dừng xe:

* Xuất phát: Đây là kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng khi các bạn bắt đầu điều khiển xe tham gia giao thông. Trước khi xuất phát các bạn hãy nhớ cài lại dây mũ bảo hiểm, chỉnh gương chiếu hậu sao cho có thể quan sát được rõ nhất các phương tiện phía sau, và cuối cùng hãy quan sát nhìn đằng sau xem có phương tiện nào đi từ dưới lên không, thấy an toàn mới bắt đầu cho xe xuất phát.
* Dừng xe: Trước khi dừng xe bạn phải quan sát phía sau xem có phương tiện đi tới không rồi từ từ phanh xe đến khi xe dừng hẳn.
VII/ Quan sát kỹ khi lái xe:

    Hãy tạo thói quen quan sát khi điều khiển xe:



 Phần lớn các thông tin cần thiết cho việc lái xe an toàn (ví dụ: Tình trạng giao thông xung quanh ) phải được người điều khiển xe quan sát và thu thập. Tuy nhiên, để cảm nhận 1 cách chính xác thì người điều khiển phải tập trung quan sát  cao độ. Những điều bạn cần tránh khi điều khiển xe là không tập trung quan sát, ví dụ: không chú ý phía trước, nhìn ngang, nhìn ngửa, nhìn sót, nhìn nhầm…

    Điều khiển xe khi có vật che khuất:




Nhìn thấy rõ là vấn đề cơ bản của lái xe an toàn, nhưng đôi khi do có xe tải nặng, tòa nhà to che khuất mà người điều khiển xe không nhận ra được sự nguy hiểm. Hãy coi chừng có người và xe phía sau vật che khuất và phải chú ý cẩn thận. Ngược lại, nếu nghĩ rằng không có người và xe phía sau vật che khuất là vô cùng nguy hiểm.

VIII/ Phanhxe:

Khi chúng ta sử dụng phanh để dừng xe, xe sẽ đi chậm dần, sau đó dừng hẳn, đó là do tác động của lực ma sát. Trong quá trình sử dụng phanh xe, xe không dừng ngay mà vẫn tiến về phái trước thì đó là do lực quán tính.

1. Nguyên tắc sử dụng phanh đúng:

* Không bao giờ sử dụng phanh một cách đột ngột.

* Sử dụng kết hợp phanh động cơ, phanh trước và phanh sau để đạt hiệu quảmột cách nhanh nhất.


2. Cơ bản về phanh:

Giảm ga (phanh động cơ). Từ từ dừng xe nơi nào bạn muốn bằng cách sử dụng phanh trước và sau cùng một lúc.

* Chú ý: - Sử dụng phanh động cơ trước. Sau đó sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau.

               - Chắc chắn là sử dụng phanh trước và sau, bắt đầu một cách nhẹ nhàng, sau đó mạnh lên.

               - Giữ xe càng cân bằng càng tốt khi sử dụng phanh.

3. Ba phương pháp phanh:

   a) Phanh động cơ: Khi giảm ga, áp suất nén yếu đi và có tác dụng như là phanh.




   b) Phanh trước: Sử dụng cả hai phanh truớc và sau bằng nhau cùng một lúc là rất quan trọng.

    Phanh trước luôn mạnh hơn phanh sau, và khi sử dụng phanh trước, quán tính sẽ dồn toàn bộ trọng lượng của xe lên bánh trước, lúc đó bánh trước sẽ bám chặt lấy đường.

   c) Phanh sau: Phanh sau có tác dụng yếu hơn phanh trước, nhưng sử dụng phanh sau phải cẩn thận vì khi đạp mạnh một cách đột ngột cần đạp có thể sẽ bị dính và có thể làm phanh bị khóa chặt.

4/ Phương pháp phanh và cự ly dừng:Khoảng cách dừng xe cung khác nhau với các cách dùng phanh xe khác nhau, từ trên xuống dưới là các cách chỉ dùng phanh sau, chỉ dùng phanh trước và dùng cả hai phanh

IX/ Điều khiển xe khi qua giao lộ:

    Điều khiển xe khi qua giao lộ:



 
 Tại các giao lộ có biển báo dừng, người điều khiển xe máy phải dừng lại và quan sát để xác định sự an toàn. Ngay cả tại những giao lộ không có biển báo hay tầm nhìn bị khuất, người điều khiển xe máy cũng phải giảm tốc độ hay dừng lại để xác định sự an toàn. Tại các giao lộ, vị trí dừng lại không xác định được sự an toàn, hãy chạy chậm đến vị trí cho phép để xác định sự an toàn.

    Khi từ đường nhỏ ra đường lớn:




Hãy áp dụng phương pháp như khi qua giao lộ. Ngoài ra, trong luật giao thông đường bộ, bạn phải nhường đường cho các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường ưu tiên hay trên đường lớn.

a)    Khi có xe đi ngược chiều rẽ trái:

Xe ngược chiều rẽ trái sẽ cắt ngang hướng di chuyển của bạn. Do đó, nếu thấy tín hiệu rẽ, phải giảm tốc độ hay dừng lại để cho xe kia rẽ trái xong mới tiếp tục di chuyển.





b)    Khi có xe đi cùng chiều rẽ phải:




Khi có xe đi cùng chiều rẽ phải, xe gắn máy rất dễ bị xe lớn (tải) cuốn vào nếu đi gần. Do đó, nếu thấy tín hiệu rẽ, phải giảm tỗc độ hay dừng lại để cho xe kia rẽ phải xong mới tiếp tục di chuyển. Không nên đi gần xe lớn (tải).

c)    Chú ý đặc biệt với những giao lộ.




3/. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bằng quy tắc 02 giây




4/. Cách vượt xe an toàn




5/. Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

X/Điều khiển xe khi qua các cua quẹo:

1. Phương pháp an toàn khi vào khúc cua:

a) Sự khác nhau khi vào khúc cua giữa xe 2 bánh và xe 4 bánh:




b) Mối quan hệ giữa đường cua và tốc độ:




c) Ba cách để cua quẹo

- Nghiêng cùng xe:




Đây là kiểu quẹo mà cả người lái xe và xe nghiêng cùng chung một độ. Đây là kiểu quẹo tự nhiên, kiểu này giúp cho người lái xe có thể hoàn toàn điều khiển được xe trước bất cứ tình huống nào.

- Nghiêng trong xe:





Đây là kiểu quẹo mà thân của người lái xe nghiêng nhiều hơn so với xe. Như vậy, xe có một độ nghiêng ít, do đó độ bám đường của xe tốt. Kiểu này đặc biệt hiệu quả trong lái xe dưới trời mưa hay đường dốc.

- Nghiêng ngoài xe:





Đây là kiểu quẹo mà xe nghiêng nhiều hơn so với người lái. Trong trường hợp này, góc nghiêng lớn, cho phép cua gấp.

2. Cua quẹo an toàn:

a) Giảm tốc độ khi vào khúc cua: Sử dụng phanh để giảm tốc độ cho phù hợp trước khi vào khúc cua. Sau đó, về số để phù hợp với tốc độ. Khi vào cua, hạn chế tối đa việc sử dụng phanh nếu có thể. Chắc chắn là đã giảm tốc độ trước khi vào khúc cua.




b) Sử dụng tay ga để điều khiển tốc độ:



-Giảm tốc độ trước khi vào cua: Tại khúc cua, để đảm bảo không lấn vạch phân cách trên đường cũng như trượt ngã, bạn hãy giảm tốc độ đến tốc độ cho phép để vượt qua khúc cua một cách an toàn. Đặc biệt, chú ý tại những khúc cua có tầm nhìn bị hạn chế hay che khuất.




- Chú ý sự xuất hiện của xe đi ngược chiều: Tại các khúc cua, thường có nguy cơ xe đi ngược chiều lấn vạch phân cách trên đường. Do đó, khi điều khiển xe phải luôn chú ý hướng tầm nhìn đến mức tối đa sao cho có thể phát hiện được nhanh nhất tình trạng đường sá và các phương tiện giao thông đi ngược chiều.

XI/.Lên dốc, xuống dốc:

1. Làm thế nào để lên dốc




a). Đối với dốc vừa: Tăng tốc độ vừa phải đủ để vượt qua dốc.





b) Đối với dốc đứng: Trả số về theo tốc độ bạn nghĩ có thể lên đến đỉnh dốc. Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy nào.

2. Những điểm lưu ý khi lái xe lên dốc:

- Phán đoán để trả số về thích hợp. Một vài lần kinh nghiệm lên dốc sẽ hướng dẫn cho bạn.



- Khi bạn lên gần tới đỉnh dốc, giảm tay ga và buông trôi qua đỉnh dốc.



- Cẩn thận với các phương tiện khác đi ngược chiều khi bạn lên tới đỉnh dốc.



3. Sử dụng phanh động cơ khi xuống dốc:

a) Lái xe xuống dốc:

- Đối với dốc vừa: Trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của động cơ để giảm tốc độ. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ vào những khi thật cần thiết. Nếu cần thiết, sử dụng phanh trước thật nhẹ nhàng.

- Đối với dốc đứng: Trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ làm cho phanh động cơ hiệu quả hơn.

b) Những điểm lái xe xuống dốc:




- Nếu đường dốc giống nhau cả lên lẫn xuống, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên.

- Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi thật cần thiết hãy trả số về trước khi xe bạn bị trôi đi.



- Khi xuống dốc sử dụng phanh phải thật cẩn thận. Nếu không có thể xảy ra tai nạn.

XII/.Điều khiển xe trên đường gồ ghề:

1. Giảm tốc độ và giữ thăng bằng là quan trọng nhất:

Khi bạn lái xe qua đoạn đường gồ ghề hay đường đá, sỏi thì rất khó giữ thăng bằng. Vì vậy, hãy giảm tốc độ, giữ thăng bằng bằng tay lái và thân người bạn.

2.Lái xe trên đường gồ ghề hay đường đá:

XIII/.Điều khiển xe trong điều kiện trời mưa, ban đêm:

1) Cua quẹo dưới trời mưa rất dễ bị trượt, do đó phải thật cẩn thận

Khi trời mưa tầm nhìn rất kém và đường trơn trượt. Do đó, phải giảm tốc độ và lái xe thật cẩn thận.




2. Điều khiển xe trong điều kiện trời mưa:



Khi trời mưa hay đường trơn ướt thì tầm nhìn bị hạn chế và trơn trượt. Do vậy, trong điều kiện trời mưa phải điều khiển xe với tốc độ thấp, sử dụng phanh sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với các phương tiện giao thông khác so với điều kiện bình thường.

a)    Giảm tốc độ:




Nếu bạn đi quá nhanh, nước mưa sẽ tạt vào mặt bạn và nó sẽ cản trở tầm nhìn về phía trước của bạn. Hãy giảm tốc độ và chú ý đến điều kiện lưu thông.

b)    Giữ khoảng cách an toàn giữa xe bạn và các phương tiện phía trước:



Dưới trời mưa bạn không thể dừng xe chỉ bằng phanh. Giữ khoảng cách giữa xe bạn và phương tiện đi trước xa hơn gấp đôi sp với điều kiện lái xe bình thường.
c)    Sử dụng phanh thật cẩn thận:



Đường rất trơn trong khi trời mưa. Giảm tốc độ trước những khúc quanh. Cực kỳ nguy hiểm nếu bạn sử dụng phanh giữa đoạn đường cua quẹo.

    Điều khiển xe vào ban đêm:



So với ban ngày, điều khiển xe vào ban đêm tầm nhìn rất hạn chế, đặc biệt khi có xe đi ngược chiều. Do vậy phải chú ý đến điều kiện giao thông, chướng ngại vật, các phương tiện giao thông khác đang lưu hành trên đường và điều khiển xe với tốc độ thấp hơn so với ban ngày.

XIV/Những điều lưu ý khi chở người ngồi sau:

1. Khi chở người ngồi sau, kiểm tra lại những điểm sau đây đối với người ngồi sau trước khi chạy:

- Hai chân phải đặt lên chỗ để chân dành cho người ngồi sau, đầu gối khép lại, hai cánh tay ôm người cầm lái hay một tay ôm người cầm lái và tay kia nắm lấy thanh vịn sau xe.



- Trang phục gọn gàng thích hợp cho việc lái xe. Luôn luôn đội mũ bảo hiểm.



- Không nên ngồi để hai chân một bên vì rất nguy hiểm.



- Khi phanh thân mình sẽ đổ về phía trước theo lực quán tính. Người ngồi sau phải giữ chặt chân, khép gối sao cho thân mình không bị di chuyển.




- Tại các khúc cua, nghiêng người theo chiều nghiêng của người cầm lái (chuyển động đồng nhất).



2. Khi chở người ngồi sau, người cầm lái cần chú ý những điểm sau:

a) Xuất phát và tăng giảm tốc độ:

Khi xuất phát và trong khoảng thời gian ngắn sau xuất phát, do sự tăng giảm tốc độ mà chuyển động thân thể của người cầm lái và của người ngồi sau không tạo thành một thể thống nhất. Tránh xuất phát đột ngột, tăng tốc đột ngột, vì đây chính là những nguyên nhân gây nên sự mất thăng bằng.

b)    Vào khúc cua:

Khi vào khúc cua, chuyển động thân thể của người ngồi sau ảnh hưởng rõ rệt lên mức độ điều khiển được xe, đôi khi người cầm lái không thể điều khiển được chiếc xe di chuyển theo hướng đã định. Hãy cẩn thận chú ý đến chuyển động của người ngồi sau khi cầm lái. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, hãy giảm tốc độ trước khi vào
c)    Phanh:



Khi chở người ngồi sau, lực quán tính sẽ lớn hơn so với khi đi một người. Khi phanh, người cầm lái sẽ bị đẩy về phía trước do tác động của người ngồi sau. Do đó, người cầm lái phải khép người lại, giữ chặt tay lái để chống đỡ lực tác động của người ngồi sau. Khi phanh, cần thực hiện động tác trong tư thế thân hình thẳng góc với thân xe ở trạng thái ổn định. Với cùng một lực phanh, so sánh với khi chỉ có một người thì khoảng cách từ lúc bắt đầu phanh đến khi xe dừng lại sẽ dài hơn. Vì vậy, cần phải sử dụng phanh sớm hơn so với lúc đi một người. Chú ý không nên sử dụng phanh đột ngột.

XV/.Nhận biết - Phán đoán - Hành động:

1. Bạn có hiểu ý nghĩa của các từ “ Nhận biết” , “Phán đoán”, “Hành động”?

Lái xe là một hành động được lặp đi lặp lại của Nhận biết, Phán đoán và Hành động.

2.Nhận biết - Phán đoán - Hành động một cách chính xác:



    Luôn lặp đi lặp lại  Nhận biết - Phán đoán và Hành động một cách chính xác. Đó là nguyên tắc của việc lái xe cẩn thận.

   Hầu hết các tai nạn giao thông xảy ra là do người lái xe nhận biết chậm trễ và phán đoán sai lầm. Chắc chắn là luôn chú ý đến tất cả những gì xung quanh bạn mỗi khi lái xe.

* Nhận biết:



Nhận biết có nghĩa là phát hiện ra bất cứ những gì không bình thường xảy ra xung quanh do sự tập trung chú ý của bạn.

* Phán đoán:



Nghĩa của phán đoán là tất cả những gì bạn vừa nhận biết  và cùng lúc xác định khả năng tiến trình của sự việc cần thiết để có thể đối phó với sự việc xảy ra.

* Hành động



Có nghĩa là điều khiển xe theo sự phán đoán.

    Vài thí dụ cho sự nhận biết chậm trễ:


Do không chú ý quan sát

Do tầm nhìn hạn chế tại góc cua

Khó nhìn thấy các vật khuất sau ô tô
Bị chói mắt vì đèn pha ô tô đi ngược chiều

    Vài thí dụ cho sự phán đoán sai lầm:


Người đi xe máy nghĩ rằng xe ô tô sẽ giảm tốc độ hay đi chậm lại


Người đi xe máy nghĩ rằng xe ô tô sẽ nhường dườngddur để đi qua


Người đi xe máy nghĩ rằng có thể lách qua được các khoảng trống một cách dễ dàng


Người đi xe máy phán đoán sai về tốc độ của xe ô tô


Người đi xe máy nghĩ rằng có thể vào khúc cua với tốc độ cao

Người đi xe máy phán đoán sai về khoảng cách của mình với  xe ô tô

XVI/.Cẩn thận với các phương tiện giao thông khác:

Cố gắng để các phương tiện giao thông khác nhìn thấy bạn:


   Xe gắn máy rất khó nổi bật nên dễ bị các phương tiện giao thông khác che khuất, nhìn nhầm, nhìn sót . Để đề phòng tình trạng này, bạn cần cố gắng làm cho mình dễ được trông thấy:

- Chọn trang phục màu sáng, nổi bật



- Luôn chú ý xem những phương tiện giao thông khác có biết đến hoạt động của mình không.





- Không nên đi vào điểm mù của các phương tiện giao thông khác( minh họa là khoảng màu hồng)

- Có thể bật đèn ngay cả khi lái xe vào ban ngày.

   Xe máy thì quá nhỏ, do đó rất có thể không nhìn thấy.

- Xe gắn máy thường khuất sau các xe ô tô khác.



- Thật là nguy hiểm nếu bạn lái xe sau chỗ khuất của các xe ô tô khác bởi vì các lái xe khác không thể trông thấy bạn.



- Xe gắn máy thì nhỏ, do đó tốc độ của nó khi nhận biết có thể chậm hơn tốc độ thực tế. Cũng như vậy, nó thường được trông thấy xa hơn so với khoảng cách thực của nó.



XVII/ Động năng và lực va đập:

Nếu tai nạn xảy ra thì chắc chắn bạn sẽ bị chấn thương. Nhưng nếu bạn nghĩ chỉ đơn giản vậy thì đó sẽ là 1 sai lầm to lớn. Các bạn hãy nhớ, động năng tỷ lệ thuận với tốc độ xe. Vì thế, giả dụ các bạn di chuyển với tốc độ là 2, nếu va chạm xảy ra thì thiệt hại sẽ gấp 4 lần. Do đó, khi va chạm xảy ra sẽ tạo ra một lực va đập lớn. Hậu quả sau khi va chạm, các bạn thường bị chấn thương tập trung ở vùng đầu, ngực và bụng.



XVIII/. Mũ bảo hiểm của bạn

Mũ bảo hiểm thực hiện chức năng phòng tránh chấn thương sọ não, vì thế chúng ta cần dùng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô



Hãy sử dụng mũ bảo hiểm theo tiêu chi sau:

1/. Là loại được thiết kế, sản xuất cho người sử dụng xe mô tô

2/.Chất lượng đảm bảo

3/. Chưa bao giờ từng bị va đập mạnh

4/.Kích cỡ phù hợp với đầu người sử dụng



Một số ví dụ cụ thể về Tình huống mất ATGT

Cửa xe đậu bên đường đột nhiên mở ra trong khi người đi xe mô tô đang đi lại gần



Một người đi xe máy khác đi qua đầu xe ô tô đang đậu bên đường



Xe ô tô đi phía trước đột nhiên phanh gấp



Đột nhiên có người đi từ trong đường nhỏ ra



                                              Có người xuất phát mà không nhìn trước       Ô tô phía trước đột nhiên chuyển hướng

Chở quá số người cho phép, chở hàng cồng kềnh vi phạm pháp luật làm mất thăng bằng khó điều khiển tay lái



Không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hang ngang trên đường chiếm hết phần đường của các phương tiện khác

Categories:

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Phân trang

Read more: PHÂN TRANG CHO BLOG | dunghennessy Under Creative Commons License: Attribution Share Alike